Cấu trúc xã hội và dân cư Nhà_Triều_Tiên

Một chiếc ghe mành với các ngư dân Triều Tiên vào năm 1871. Hình do Felice Beato chụp trong cuộc viễn chinh Triều Tiên của người Mỹ

Dân số của Triều Tiên thời kỳ 1392-1897 còn nhiều tranh cãi. Các ghi nhận về số hộ gia đình của triều đình trong thời gian này được xem là không đáng tin cậy.[20] Một ước đoán gần đây đưa ra giá trị 6 triệu vào thời điểm khởi đầu của triều đại vào năm 1392, tăng một cách bất thường đến giá trị đỉnh 18 triệu vào khoảng năm 1750. Giữa năm 1810 và 1850, dân số giảm xấp xỉ 10% và giữ ổn định.[21]

Thoạt đầu Triều Tiên thiếu một tầng lớp quý tộc địa chủ theo cách hiểu thông thường. Tuy nhiên, một hệ thống điều hành trung ương tập quyền được thiết lập [khi nào?] và điều hành bởi các nhà Nho được gọi là lưỡng ban (Yangban, 양반, 兩班). Đến cuối thế kỷ 18, lưỡng bang đã mang hầu hết các nét đặc trưng của một lớp quý tộc cha truyền con nối, bất kể vị thế đó là dựa trên sự pha trộn độc nhất của địa vị gia đình, kết quả của hệ thống thi cử kiểu Nho giáo hay hệ thống phục vụ dân sự. Lưỡng bang và nhà vua, trong một sự cân bằng mong manh, cai quản triều đình trung ương và các thể chế quân sự. Tỷ lệ của lưỡng ban có thể đạt đến 30% dân số vào khoảng năm 1800, mặc dù có sự biến động cục bộ rất đáng kể.[22] Vì triều đình nhỏ, có rất nhiều lưỡng bang là giới quý tộc tỉnh lẻ có địa vị cao trong xã hội, nhưng không phải luôn luôn giàu có.[23]

Phần 30-40% khác của dân số là nô lệ hay "bẩm sinh thấp hèn". Sự chiếm hữu nô lệ có tính cha truyền con nối, đồng thời là một hình thức trừng phạt của luật pháp. Tầng lớp nô lệ bao gồm nô lệ công hữu và tư hữu và triều đình thỉnh thoảng cũng cho phép nô lệ trở thành dân thường hay tầng lớp cao hơn. Nô lệ tư hữu có thể bị xem là vật thừa kế như tài sản cá nhân. Sau những vụ mùa thất bát, nhiều thường dân (sangmin, 상민, 常民) tự nguyện xin làm nô lệ để sinh nhai.[cần dẫn nguồn] Suốt thời nhà Triều Tiên khoảng 30 đến 40% dân số Triều Tiên có nô lệ.[24][25][26] Tuy vậy, nô lệ thời nhà Triều Tiên có thể sở hữu tài sản và họ đôi khi thường làm như vậy.[27]. Những người nô lệ tư hữu có thể mua tự do cho mình. Tất cả nô lệ công hữu đều được giải phóng vào năm 1801, và thể chế này dần chấm dứt ở thế kỷ sau.[28] Đến cuối thế kỷ 19, chế độ nô lệ bị bãi bỏ hoàn toàn trong cuộc cải cách Giáp Ngọ (Kabo Kaehyŏk, 갑오 개혁, 甲午改革).

Chiếm đa số trong nhóm 40-50% dân số còn lại là nông dân[29], nhưng nhiều nghề mới phát sinh đã làm gia tăng sự xuất hiện quan trọng về quy mô của những nhóm khác: lái buôn và thương nhân, thư lại (trung nhân - chungin, 중인, 中人), thợ thủ công và lao động phổ thông, thợ dệt...[30] Dựa vào quy mô dân số, có thể thấy một cá nhân điển hình thường có nhiều vai trò. Ở mức độ nào đó, hầu hết các hoạt động nông nghiệp là để trao đổi mua bán chứ không phải để ăn.[31] Thêm vào đó, để kiếm thêm thu nhập, một bộ phận lao động lành nghề bị bắt buộc phải tránh né những tác động tiêu cực của một hệ thống thuế thường nặng nề và đầy tham nhũng.[32]

Trong suốt giai đoạn cuối của nhà Triều Tiên, những quan niệm về khuôn phép và "đạo làm con" kiểu Nho giáo dần trở nên đồng nghĩa với việc tuân thủ nghiêm ngặt một tôn ti trật tự xã hội phức tạp, với nhiều thứ bậc cầu kỳ. Vào đầu những năm 1700, nhà phê bình xã hội Lý Trọng Hoán (Yi Chunghwan, 이중환, 李重煥) (1690-1756) đã phàn nàn một cách mỉa mai rằng "Với quá nhiều những thứ bậc khác nhau phân cách người này với người khác, người ta khó lòng có được một vòng tay thân hữu quá rộng."[33] Tuy nhiên, ngay như Lý Trọng Hoán đã viết, sự phân biệt trong xã hội đời thường của thời sơ Triều Tiên càng được củng cố bằng sự phân biệt đối xử được luật pháp công nhận, như luật cấm chi tiêu xa xỉ (Xa xỉ cấm chỉ luật - 奢侈禁止令)[34] quy định trang phục của từng nhóm khác nhau trong xã hội và các luật ngăn cấm quyền sở hữu tài sản và thừa kế của phụ nữ[35].

Tuy nhiên, những luật lệ này có lẽ đã được công bố một cách chính xác như vậy là bởi vì sự biến động của xã hội đang đà gia tăng, đặc biệt là trong suốt thế kỷ phồn thịnh bắt đầu từ năm 1710[36]. Đẳng cấp xã hội của nhà Triều Tiên được phát triển dựa trên đẳng cấp xã hội của thời Cao Ly. Từ thế kỷ thứ 14 đến 16, hệ thống đẳng cấp này hà khắc và bảo thủ. Một khi các cơ hội về mặt kinh tế nhằm thay đổi tình trạng này bị giới hạn thì luật pháp nếu có cũng không cần thiết.

Nhưng vào khoảng cuối các thế kỷ 17-19, những nhóm thương nhân mới xuất hiện và hệ thống giai cấp cũ suy yếu đi rất nhiều. Đặc biệt, dân số của giai cấp lưỡng ban thuộc khu vực Đại Khâu (Taegu, 대구, 大邱) được mong đợi đạt gần 70% trong năm 1858.[37] Triều đình nhà Triều Tiên ra lệnh giải phóng số nô lệ công hữu vào năm 1801 (공노비 해방) và cuối cùng, hệ thống giai cấp của nhà Triều Tiên đã chính thức bị bãi bỏ hoàn toàn vào năm 1894 (사노비 해방).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhà_Triều_Tiên http://www.bennettsfineart.com/lee%20dynasty.htm http://english.chosun.com/w21data/html/news/200501... http://english.chosun.com/w21data/html/news/200601... http://www.donga.com/docs/magazine/shin/2004/11/09... http://books.google.com/books?id=lCd4reJRaG8C&pg=P... http://books.google.com/books?id=vj8ShHzUxrYC&pg=P... http://web.me.com/sungjin/introduction.html http://100.nate.com/dicsearch/pentry.html?s=B&i=11... http://100.nate.com/dicsearch/pentry.html?s=K&i=23... http://newslibrary.naver.com/viewer/index.nhn?arti...